Sự phục hồi gần đây của thị trường từ mức giá thấp sau sự kiện FTX lên các mức cao hơn Giá thực tế ($19,700) đã khiến nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên và thúc đẩy họ phản ứng tương ứng.
Bài viết này sẽ thảo luận về những thay đổi đáng chú ý trong hành vi của các nhà đầu tư mới (Người nắm giữ ngắn hạn), người nắm giữ dài hạn và thợ đào. Đối với các nhà đầu tư và thợ đào mới, đợt tăng giá gần đây đã thúc đẩy việc chốt lời, tận dụng cơ hội để bán ra và đảm bảo một số lợi nhuận. Mặt khác, chúng ta đã thấy khả năng phục hồi tốt hơn đối với những người nắm giữ dài hạn, với lượng BTC vượt ngưỡng 6 tháng tuổi và đẩy lên mức cao mới.
Báo cáo này sẽ xem xét phản ứng của nhóm hodler dài hạn và ngắn hạn nhằm kiểm tra xem sự thay đổi gần đây về lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong việc thay đổi mô hình hành vi của những người tham gia thị trường.
Giai đoạn khó khăn sắp kết thúc
Hành động giá tăng đột biến gần đây đối với khu vực từ $21,000 đến $23,000 biểu thị sự thay đổi tâm lý trong các mô hình hành vi của người nắm giữ.
Biểu đồ bên dưới trình bày hai mô hình cụ thể từ Pricing Model Dashboard của chúng tôi. Trong đó:
- 🟢 Giá của Nhà đầu tư ($17,400) được tính từ sự khác biệt giữa Vốn hoá thực tế và chỉ số Thermocap. Nó phản ánh giá mua lại trung bình cho tất cả các BTC đã được chi tiêu và phân phối bởi thợ đào.
- 🟣 Giá Delta ($11,400) được tính từ chênh lệch giữa Vốn hoá thực tế và Vốn hoá trung bình mọi thời đại. Điều này tạo ra một khái niệm định giá kỹ thuật và on-chain kết hợp.
Đáng ngạc nhiên là hành động giá trong khoảng thời gian 2018-2019 và giai đoạn dò đáy của thị trường gấu hiện tại đều có một khoảng thời gian tương tự trong giới hạn của dải giá Investor-Delta. Điều này cho thấy tâm lý tuyệt vọng kéo dài trong giai đoạn đen tối nhất của cả hai thị trường giá giảm là tương đương nhau.
Ngoài yếu tố thời gian của giai đoạn dò đáy, chúng ta có thể đo lường độ nén của Phạm vi giá Investor-Delta như một đại diện cho mức độ định giá thấp của thị trường. Như được hiển thị ở trên ↕️, độ nén của phạm vi này tương quan với mức độ thay đổi trong Vốn hoá thực tế hoặc khối lượng dòng vốn vào thị trường.
Độ nén = (Giá của nhà đầu tư – Giá Delta)/Giá giao ngay
Đánh giá xu hướng lịch sử của khái niệm nén Delta-to-Investor này cho thấy vùng ngưỡng (0.15-0.2 🟥) có thể được sử dụng để tìm kiếm xác nhận cho điểm khởi đầu ↗️ và kết thúc ↘️ của giai đoạn dò đáy.
Xem xét giá hiện tại và giá trị nén, một tín hiệu xác nhận tương tự sẽ được kích hoạt khi giá thị trường quay lại mức $28,300.
Ánh sáng cuối đường hầm
Bên cạnh việc đánh giá các mô hình định giá, chúng ta có thể nghiên cứu các biện pháp on-chain khác để ước tính tính bền vững và sức mạnh của động lượng thị trường hiện tại.
Percent Supply in Profit là một chỉ báo hữu ích để theo dõi thời điểm thị trường có thể phục hồi từ giai đoạn dò đáy (Giai đoạn thua lỗ chiếm ưu thế) 🟥 đến trạng thái cân bằng lành mạnh hơn giữa lãi và lỗ 🟧. Giai đoạn chuyển tiếp này có thể được coi là đang hoạt động khi mức trung bình hàng tuần của chỉ báo Percent Supply in Profit nằm trong khoảng từ 55% đến 80%.
Đợt phục hồi gần đây từ $16,900 lên $23,100 đã cho thấy sự hợp lưu với chỉ báo Percent of Supply in Profit đột ngột tăng từ 55% lên hơn 67%. Mức tăng 12% trong 14 ngày qua là một trong những mức tăng đột biến mạnh nhất về lợi nhuận so với các thị trường gấu trước đây. Điều này cho thấy một dấu hiệu về khối lượng BTC được giao dịch và đổi chủ dưới $23,300.
Trước đây bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào về khả năng sinh lời của nguồn cung (chưa thực hiện) đều khiến các nhà đầu tư phản ứng lại, điều này có thể được đo lường bằng cách sử dụng các số liệu mô tả Lãi và Lỗ Thực tế.
Số liệu Lãi và Lỗ Thực tế đo lường sự khác biệt giữa giá trị của BTC tại thời điểm bán ra và thời điểm mua lại. Biểu đồ bên dưới hiển thị khối lượng lãi và lỗ thực tế tổng hợp hàng tuần cùng với lãi và lỗ thực tế ròng. Để so sánh cường độ giữa các chu kỳ, mỗi số liệu được chuẩn hóa theo Vốn hóa thị trường.
- 🟩 Tổng lợi nhuận thực tế trong 7 ngày [USD].
- 🟥 Lỗ thực tế trong 7 ngày [USD].
- 🔵 Tổng lợi nhuận thực tế trong 7 ngày trừ đi Khoản lỗ.
Ở đợt giảm giá hiện tại, bắt đầu vào tháng 11 năm 2021, đã trải qua hai sự kiện đầu hàng lớn đáng chú ý, gây ra mức lỗ ròng lần lượt là -2.9% và -3.7% giá trị vốn hóa thị trường mỗi tuần. Chế độ này hiện đã chuyển sang trạng thái lợi nhuận chiếm ưu thế, một dấu hiệu đầy hứa hẹn về sự phục hồi sau những áp lực thanh lý nặng nề nửa cuối năm 2022.
Cơ hội cho các nhà đầu tư mới
Khi thị trường ở giai đoạn dò đáy (hoặc đỉnh) kéo dài, hành vi của nhà đầu tư mới trở thành yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các điểm xoay phục hồi (hoặc điều chỉnh) cục bộ. Chúng ta có thể đánh giá hành vi này thông qua chỉ báo Tỷ lệ phần trăm nguồn cung của người nắm giữ ngắn hạn đang có lợi nhuận 🔵.
Trong các thị trường giá giảm, khi > 97.5% nguồn cung được mua lại bởi các nhà đầu tư mới ở trạng thái lỗ 🟥 khả năng người bán cạn kiệt tăng theo cấp số nhân. Ngược lại, khi > 97.5% nguồn cung của người nắm giữ ngắn hạn (STH) có lãi, những người này có xu hướng nắm bắt cơ hội và thoát ra khi hòa vốn hoặc có lãi 🟩.
Mức tăng gần đây lên $23,000 đã đẩy số liệu này lên mức lợi nhuận > 97.5% lần đầu tiên kể từ ATH vào tháng 11 năm 2021. Với mức lợi nhuận tăng đột biến này, xác suất áp lực bán bắt nguồn từ STH có thể sẽ tăng theo.
Thợ đào bán ra
Tương tự như những người nắm giữ ngắn hạn, các thợ đào cũng đã tận dụng đợt tăng giá gần đây để củng cố bảng cân đối kế toán của họ.
Puell Multiple 🟠 là tỷ lệ giữa tổng thu nhập hàng ngày của thợ đào (theo USD) với mức trung bình hàng năm của họ. Nó cho thấy rằng doanh thu tương đối đã tăng 254% so với đầu tháng 1, cho thấy mức độ căng thẳng tài chính mà ngành khai thác BTC phải trải qua trong suốt thị trường gấu.
Với sự phục hồi đáng chú ý về doanh thu theo USD của thợ đào, hành vi thợ đào đã chuyển từ tích lũy +8,500 BTC/tháng sang phân phối -1,600 BTC/tháng. Các miner đã chi khoảng -5,600 BTC kể từ ngày 8 tháng 1 và đã trải qua sự sụt giảm số dư ròng so với đầu năm.
Kết luận
Sự phục hồi giá gần đây từ mức thấp trong tháng 12 lên hơn $23,200 đã cải thiện đáng kể khả năng sinh lời của nhà đầu tư trên toàn diện. Tham khảo các mô hình giá, chúng ta có thể thấy rằng đợt tăng giá gần đây đã lấy lại một số mô hình cơ sở chi phí và khiến phần trăm nguồn cung có lời tăng cao hơn.
Tuy nhiên, giá cao hơn và sức hấp dẫn của lợi nhuận sau giai đoạn thị trường gấu kéo dài có xu hướng thúc đẩy nguồn cung quay trở lại lưu thông thanh khoản. Phân tích hành vi theo nhóm cho thấy những người nắm giữ ngắn hạn và các thợ đào đã bị thúc đẩy bởi cơ hội thanh lý một phần tài sản của họ.
Ngược lại, nguồn cung do những người nắm giữ dài hạn tiếp tục tăng lên, đây có thể được coi là một tín hiệu về sức mạnh và niềm tin trong nhóm này. Do ảnh hưởng của những người nắm giữ dài hạn đối với xu hướng vĩ mô, việc theo dõi chi tiêu của họ có thể là một bộ công cụ chính để theo dõi trong những tuần tới.
Nguồn: Glassnode
Đầu tư vào dự án blockchain, tiền mã hoá, chứng khoán...rất tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao, bạn chỉ nên đầu tư trong phạm vi tài chính cho phép của bạn. Chúng tôi khuyến nghị bạn hãy trang bị kiến thức, tìm hiểu thật kỹ và có tư vấn từ chuyên gia trong lãnh vực bạn có ý định đầu tư.
Để không bỏ lỡ thông tin mới trên Bitcoininus, vui lòng theo dõi kênh Telegram / FB hoặc đăng ký nhận e-mail.