Bitcoin tiếp tục dao động trong vùng giá hẹp, với hầu hết các mức giá cực đoan trong khung tuần đều đạt được trong thời gian 24 giờ. Sau thông tin về lạm phát của Hoa Kỳ cao hơn so với dự đoán, giá BTC đã rớt xuống mức $18,338 nhưng nhanh chóng phục hồi lên mức cao nhất là $19,855, trước khi rớt trở lại mức giá mở cửa tuần qua.
Trong ấn bản tuần này, chúng ta sẽ khám phá thị trường Bitcoin, hiện đang ở trong thời kỳ biến động thấp, cùng với nhiều chỉ báo on-chain cũng như off-chain báo hiệu một giai đoạn biến động cao có thể sắp xảy ra. Lịch sử cho thấy trong thị trường gấu khi cấu trúc này bị phá vỡ giá BTC có thể biến động theo cả hai hướng, với rất ít dấu hiệu định hướng rõ ràng trong thị trường tương lai.
Rất hiếm khi thị trường BTC trải qua những giai đoạn có mức độ biến động thấp như vậy, lịch sử cho thấy sau những giai đoạn tương tự giá BTC thường có biến động mạnh. Ở các thị trường gấu trong quá khứ, chúng ta quan sát thấy theo sau mức biến động luân phiên tuần thấp hơn giá trị hiện tại là 28% sẽ là các biến động giá đáng kể theo cả hai hướng.
Điều tương tự cũng diễn ra khi quan sát aSOPR, chỉ số đo mức lãi/lỗ thực tế trung bình cho lượng BTC đã chi tiêu vào những khoảng thời gian nhất định.
- aSOPR 1.0 trong một xu hướng tăng thường đóng vai trò hỗ trợ, vì những người tham gia thị trường có xu hướng gia tăng vị thế của họ bằng cách mua thêm BTC khi giá giảm mạnh.
- aSOPR 1.0 trong một xu hướng giảm thường hoạt động như một ngưỡng kháng cự, khi các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội bán ra BTC bằng với giá gốc mà họ mua vào hoặc tận dụng mọi cơ hội thanh khoản khả thi.
Một sự phân kỳ lớn hiện đang hình thành giữa hành động giá và chỉ số aSOPR. Khi giá giao dịch đi ngang hoặc giảm, mức độ thua lỗ đang giảm dần, cho thấy nhu cầu bán đang dần cạn kiệt trong phạm vi giá hiện tại.
Mức trung bình hàng tuần của aSOPR tiếp cận giá trị hòa vốn 1.0 từ cạnh dưới cho thấy khả năng sắp xảy ra một biến động lớn, hoặc BTC sẽ bứt phá hoặc sẽ bị từ chối một lần nữa tại vùng giá này.
Kiểm tra chỉ số aSOPR gồm các nhóm nhà đầu tư hợp thành, chúng tôi có thể tách biệt đóng góp của Người nắm giữ ngắn hạn (STH) với Người nắm giữ dài hạn (LTH). Chúng ta sẽ bắt đầu với STH nơi có thể xác định hai trường hợp tương tự trong lịch sử:
- Thị trường Gấu 2015-2016 🟢 đã trải qua sự phân kỳ giữa giá và STH-SOPR. Sự phân kỳ này được xác nhận với sự bứt phá của STH-SOPR trên mốc 1.0, theo sau bởi một vài lần kiểm tra lại mức hỗ trợ này. Điều này cho thấy sự chuyển đổi từ tâm lý tìm cơ hội thoát thanh khoản sang trạng thái buy the dip.
- Thị trường Gấu 2018-2019 🔴 cũng trải qua sự phân kỳ giữa hành động giá và lợi nhuận thực tế, tuy nhiên đã không thể phá vỡ mốc 1.0 khi cung lấn át cầu cầu và những người tham gia thị trường không ngừng tìm kiếm cơ hội thanh khoản tại mức giá gốc mà họ mua vào.
Hiện tại, STH-SOPR đang tiếp cận ngưỡng hòa vốn một lần nữa, tuy nhiên nỗ lực gần đây nhất diễn ra hồi tháng 8 đã không thể duy trì mức bứt phá cao hơn.
Bằng cách so sánh các mô hình chi tiêu hàng tháng của nhóm STH với đường cơ sở hàng năm, chúng ta có thể xác định liệu có sự thay đổi động lượng vĩ mô nào đang xảy ra hay không.
- Khi Tăng trưởng hàng tháng > Tăng trưởng hàng năm STH đang có nhiều lợi nhuận hơn vào cuối năm, điều này làm tăng xác suất của một sự đảo chiều tích cực.
- Khi Tăng trưởng hàng tháng <Tăng trưởng hàng năm Các STH đang có nhiều khoản lỗ hơn vào cuối năm, cho thấy người bán vẫn chưa thực sự kiệt sức và làm tăng xác suất STH-SOPR bị từ chối tại điểm hoà vốn.
Đây là lần nỗ lực phá vỡ thứ 5 trong chu kỳ giảm này, chiến đấu cho sự thay đổi động lượng. Mọi nỗ lực trước đó đều bị từ chối và theo sau là sự sụt giảm giá. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng ngày càng giảm dần theo thời gian, dấu hiệu cho thấy người bán ngày càng kiệt sức.
Biến động off-chain
Sự biến động cũng đang diễn ra trong thị trường phái sinh khi giá quyền chọn về độ biến động dự kiến ngắn hạn (IV) trong tuần này đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại là 48%. Trong một số trường hợp trước đây, sau khi chỉ báo IV đạt mức thấp như vậy sẽ xảy ra các biến động mạnh về gía kết hợp với việc giảm đòn bẩy trong các thị trường phái sinh và DeFi.
Khối lượng giao dịch trên thị trường tương lai cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm là 24 tỷ đô la mỗi ngày. Lần cuối chúng ta chứng kiến sự kiện tương tự là vào tháng 12 năm 2020 khi BTC đạt mức ATH của chu kỳ trước. Điều này có thể báo hiệu một môi trường giao dịch thanh khoản thấp hơn nếu thị trường tìm thấy động lượng theo cả hai hướng.
Chúng ta cũng đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ và nhất quán trong Hợp đồng mở tương lai kể từ khi dự án LUNA-UST sụp đổ. Hợp đồng mở tương lai bằng BTC đã đạt mức ATH mới là 633,000 BTC, tăng 80% kể từ tháng 5 năm nay.
Điều này cho thấy mức độ đầu cơ và/hoặc các vị thế phòng ngừa rủi ro đang tăng lên, mặc dù giá BTC đang giảm đáng kể trong thời gian này.
Sau đó, chúng tôi có thể đánh giá chỉ báo Futures Estimated Leverage Ratio để điều tra quy mô tương đối của các hợp đồng mở so với số BTC được giữ trên tất cả các sàn giao dịch lớn. Tương tự, chúng tôi có thể quan sát thấy sự tăng trưởng đáng kể trong hợp đồng mở tương lai so với số dư BTC trên các sàn giao dịch.
Điều này cung cấp một dấu hiệu khác cho thấy môi trường tương đối kém thanh khoản đang diễn ra và có thể tác động lớn đến thị trường giao ngay nếu một số đòn bẩy này giảm bớt.
Tiếp theo chúng tôi có thể đánh giá tổng số thanh lý Long và Short theo tỷ lệ phần trăm của tổng số hợp đồng mở trên tất cả các hợp đồng tương lai. Điều này cung cấp cái nhìn sâu sắc về tỷ lệ hợp đồng mở bị thanh lý thay vì chủ động đóng vị thế.
Thanh khoản hiện đang ở mức thấp trong lịch sử với chỉ 0,1% tổng số hợp đồng mở, điều này hơi phản trực quan khi xét đến sự gia tăng rõ rệt của các vị thế tương lai và đòn bẩy. Các vị thế Long vẫn là vị thế thanh khoản chiếm ưu thế, tuy nhiên chỉ với một biên độ nhỏ ở mức 54%.
Nhìn chung, các chỉ báo quan sát thị trường phái sinh trên cho thấy một tập hợp các vị thế phòng ngừa rủi ro phức tạp hơn đang phổ biến trong thị trường hiện tại. Các vị thế này có thể xem Bitcoin là một tài sản beta cao trong cả trường hợp giảm giá nghiêm trọng lẫn bứt phá lên vùng giá cao hơn và do đó ít nhạy cảm hơn với hướng đi của giá.
Điều này dựa trên sự sụt giảm liên tục của hành động thế chấp tài sản là tiền mã hoá và sự gia tăng gần như liên tục của hợp đồng mở bất chấp giá giảm, tuy nhiên kèm theo đó là khối lượng thanh lý thấp và hầu như không có lợi nhuận. Lưu ý rằng hầu hết các điều kiện hiện tại gần như ngược lại hoàn toàn so với tháng 4 năm 2021, thời điểm mà chúng tôi cho rằng là điểm kết thúc thực sự của thị trường tăng giá Bitcoin năm 2021.
Kết luận
Một sự biến động lớn về giá BTC có vẻ như sẽ sớm xảy ra khi cả biến động dự đoán quyền chọn và biến động trong quá khứ đang giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Hành vi chi tiêu trên chuỗi đang đi đến điểm quyết định, nơi giá giao ngay giao với giá mua vào của những Người nắm giữ ngắn hạn.
Trong quá khứ khi tập hợp các điều kiện này xảy ra, theo sau đó sẽ là sự biến động mạnh về giá theo cả 2 hướng. Xu hướng hiện tại là không rõ ràng đối với các hợp đồng tương lai bất chấp các hợp đồng mở đang được đẩy lên các mức ATH mới.
Sự biến động được dự đoán có thể sẽ sớm xảy ra và giá Bitcoin sẽ không thể tiếp tục đứng yên.
Nguồn: Glassnode
Đầu tư vào dự án blockchain, tiền mã hoá, chứng khoán...rất tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao, bạn chỉ nên đầu tư trong phạm vi tài chính cho phép của bạn. Chúng tôi khuyến nghị bạn hãy trang bị kiến thức, tìm hiểu thật kỹ và có tư vấn từ chuyên gia trong lãnh vực bạn có ý định đầu tư.
Để không bỏ lỡ thông tin mới trên Bitcoininus, vui lòng theo dõi kênh Telegram / FB hoặc đăng ký nhận e-mail.
1 comment
Simply desire to say your article is as astonishing. The clearness in your post is simply excellent and i can assume you’re an expert on this subject. Well with your permission allow me to grab your RSS feed to keep updated with forthcoming post. Thanks a million and please continue the gratifying work.
Comments are closed.