Tiếp theo phần 1 về tiêu chí mua tài sản tiền mã hóa, thì việc quyết định bán ra tài sản đang nắm giữ này không hề dễ dàng. Ngoài lý do tâm lý yêu mến thậm chí sùng bái, tài sản đang nắm giữ phải gồng lỗ (thậm chí gồng lời không chịu bán đi vì hy vọng giá còn lên nữa)…thì còn muôn vàn lý do dẫn đến chúng ta do dự không bán tài sản tiền mã hóa đang “hodl to die” của mình.
Vậy thì hãy xem ở một quỹ lớn đầu tư tiền mã hóa, họ có phương pháp hay công cụ gì khi quyết định bán đi một đồng tiền mã hóa.
Tại sao chúng tôi bán ra?
Chúng tôi chỉ đầu tư vào dự án vượt trội trong tất cả bốn tiêu chí đề cập trong phần 1, và chỉ nắm giữ vị thế chừng nào chúng còn tiếp tục tỏa sáng (còn tô màu xanh trong danh mục đầu tư). Chuyện kết thúc còn xa vì khi chúng tôi quyết định mua một tài sản, phân tích đầu tư của chúng tôi vẫn tiếp tục, tiến trình lặp đi lặp lại. Chúng tôi giám sát hiệu suất của dự án trong danh mục đầu tư liên tục, đánh giá lại và cập nhập mô hình của c
húng tôi để xác định nên nắm giữ, gia tăng hoặc thoát khỏi vị thế.
Nói rộng ra, chúng tôi thoát vị thế vì 4 lí do:
i) Sự thay đổi trong một dự án hoặc thị trường của nó giảm điểm đánh giá của chúng tôi về tiềm năng: Khi sự phát triển của dự án giảm và đi ngược lại phân tích của chúng tôi ban đầu, chúng tôi quay trở lại bảng phân tích để xác định luận điểm gốc có còn hay không. Chẳng hạn khi chúng tôi nhìn thấy nhịp độ triển khai của một giao thức chậm lại hoặc sự tham gia gắn kết của cộng đồng được cảnh báo, những giả định này cho thấy mô hình ban đầu không còn giữ vững.
ii) Luận điểm của chúng sinh được xác nhận hoàn toàn: Đôi khi chúng tôi thoát khỏi các vị thế khi luận điểm ban đầu được xác nhận hoàn toàn, giới hạn gia tăng thêm không còn. Ví dụ như, nếu một dự án đạt được vài cột mốc quan trọng và chúng tôi tin rằng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nó, nhưng giá trị chúng tôi hi vọng thị trường đã đạt bão hòa hoặc đụng trần và kết thúc giai đoạn tăng trưởng của tài sản .
iii) Thị trường vượt quá luận điểm của chúng tôi: Nếu giá cả của một tài sản chúng tôi nắm giữ tăng lên đến môt mức độ chóng mặt vượt xa đánh giá cơ bản của chúng tôi, chúng tôi cho rằng thị trường cuối cùng sẽ có điều chỉnh. Trong trường hợp này, chúng tôi phải bán tài sản tại giá đang bị thổi phồng chốt lợi nhuận trước khi việc điều chỉnh giá xảy ra.
iv) Luận điểm của chúng tôi được chứng minh không chính xác: Chúng tôi luôn đánh giá lại những quan điểm của mình và thẩm định lại nhửng giả định mà từ đó dẫn đến luận điểm của chúng tôi có thể bị sai. Trong chiến lược đầu tư sớm, không phải dự án nào cũng đạt thắng lợi, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn ra lỗi lầm và tuân thủ kỷ luật thoát ra nhanh chóng giúp chúng tôi giảm nhẹ sự tác động tiêu cực vào hiệu suất đầu tư trong danh mục của mình.
Tại sao chúng tôi quản lý rủi ro
Ngay cả trong thị trường tăng giá thực sự, đặc biệt trong thị trường tăng giá ở đây thường điều chỉnh giảm tới tới 30%, chúng tôi thực sự dành khá nhiều thời gian để quản lý rủi ro, cố gắng chỉ bị rủi ro một khoản thích hợp, của loại hình tài sản thích hợp, tai thời điểm thích hợp. Trong thực tế, rủi ro thường xuất hiện từ phản ứng bất thường của 3 chỉ số của điều kiện thị trường: dữ liệu cảm xúc, dữ liệu trên chuỗi và dữ liệu giao dịch kĩ thuật.
i)Dữ liệu cảm xúc cho phép chúng ta đo lường sự tự tin và thuyết phục của những người tham gia thị trường sử từ hoạt động truyền thông xã hội, truy vấn công cụ tìm kiếm, xu hướng lan truyền và nhiều hơn nữa. Đo lường giá cả tài sản có thể giúp đưa ra tín hiệu khi một thị trường quá mua và thời điểm chín muồi để điều chỉnh. Trong khi dữ liệu cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong chiến lược quản lý rủi ro của chúng tôi, mà nó thường được chứng minh tác động đến điều kiện thị trường cụ thể, có ích xác nhận nhiều hơn là việc dự báo.
ii) Dữ liệu trên chuỗi là một nguồn lưc tốt của chỉ số dự đoán thị trường. Chẳng hạn, một khối lượng lớn tiền điện tử bitcoin di chuyển ra khỏi sàn giao làm nguồn cung thấp đi, sẽ tạo áp lực lên giá (mặc dù hầu hết dữ liệu này là đều tạp nhiễu). Dữ liệu trên chuỗi đáng quan tâm khác là những dữ liệu lợi nhuận chưa chốt của người nắm giữ tiền điện tử và dữ liệu nắm giữ đồng tiền điện tử bởi nhà đầu cơ ngắn hạn. Nếu nhà đầu tư ngắn hạn đang ngồi trên đống lợi nhuận lớn chưa xả hàng và giá cả đang đi xuống 10%, ho có thể hoảng loạn và bán ra để chốt lời. Tương tự, khi không có dữ liệu trên chuỗi, đồn bẩy cao có thể làm rớt giá ngắn hạn dẫn đến kích hoạt việc thanh lý buộc nhà giao dịch mua vào dùng đòn bẩy margin phải thoát khỏi vị thế của họ.
Theo dõi lãi suất outstanding (OI) của hợp đồng tương lai và vĩnh viễn và khi những OI này được tạo ra cũng như mức lãi vĩnh viễn, sẽ cung cấp giá trị tin cậy đúng đắn để giám sát điều này.
iii) Dữ liệu kĩ thuật giúp dự đoán khi xu hướng giao dịch sẽ phá vỡ hoặc tăng cường, Ví dụ, những tài sản giao dịch với chỉ số RSI cao và giao cắt MACD giảm giá có thể đang mua quá nhiều, trong khi chỉ số RSI thấp và giao cắt MACD tăng giá có thể chỉ ra thị trường bán quá mức và chạm đáy. Thị trường hỗ trợ rất quan trong, ví dụng khi thị trường phá vỡ xu hướng chiếm ưu thế, dựa vào hướng đi đó có thể rất tăng giá hoặc giảm giá. Bằng cách theo dõi biến động giá và mô hình kĩ thuật, chúng tôi rót vốn vào sự bất định này và vào vị thế của mình trước sự điều chỉnh của thị trường.
Hơn 12 tháng qua, chúng tôi liên tục điều chỉnh mức rủi ro theo 3 yếu tố này. Khi chúng thị trường cho thấy mua quá nhiều, chúng tôi thoát khỏi những vị thế rủi ro, đợi để điều chỉnh, sau đó vào lại khi thị trường tìm thấy mức hỗ trợ, mua lại những vị thế của chúng tôi đã bán trước đó.
Kết luận
Tôi nghĩ phương pháp đầu tư khi mua vào, bán ra, phòng ngừa rủi ro được chia sẻ trong hai bài vừa qua rất bổ ích cho những nhà đầu tư tiền mã hóa. Mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuân và giảm thiểu rủi đến mức thấp nhất có thể. Đặc biệt luôn đánh giá lại và theo dõi sát sao những tài sản mình đang nắm giữ cùng những biến động chung của thị trường nhằm phản ứng kịp thời, là mấu chốt sống còn ở thế giới tiền mã hóa đầy biến động.
Để làm được điều đó yêu cầu bạn phải có kiến thức và nhanh nhạy ở thị trường và có tư duy đầu tư căn bản và tính kỷ luật cao. Nếu bạn chưa làm được hãy tôi luyện bản thân mình, nếu không làm được thì hãy giao số vốn của mình cho một quỹ uy tín, thường sẽ lấy 20-30% lợi nhuận nếu đạt được, hoặc là đừng đầu tư để khỏi bị đau đầu và mất vốn trong thị trường.
Happy Investing!
Cách đầu tư vào thị trường crypto của một quỹ lớn Hoa Kỳ: Lý do đầu tư?
Đầu tư vào dự án blockchain, tiền mã hoá, chứng khoán...rất tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao, bạn chỉ nên đầu tư trong phạm vi tài chính cho phép của bạn. Chúng tôi khuyến nghị bạn hãy trang bị kiến thức, tìm hiểu thật kỹ và có tư vấn từ chuyên gia trong lãnh vực bạn có ý định đầu tư.
Để không bỏ lỡ thông tin mới trên Bitcoininus, vui lòng theo dõi kênh Telegram / FB hoặc đăng ký nhận e-mail.