Tôi may mắn được tiếp cận khá nhiều kiến thức đầu tư trên thị trường Crypto, chẳng hạn như bài bạn sắp đọc dưới đây lược dịch từ chia sẻ nội bộ cho nhà đầu tư của một quỹ ở Hoa Kỳ, chuyên đầu tư trong thị trường tiền mã hóa blockchain, nêu ra lý do vì sao họ đầu tư vào mỗi đồng tiền mã hóa.
Nếu bạn tìm tòi, những luận điểm này không mới nhưng rất xác đáng và khoa học, đầu tư Crypto không thể theo kiểu Hodl to die như mọi người lầm tưởng. Chúng ta chỉ nắm giữ những đồng tiền mã hóa có giá trị và mang lại lợi nhuận, sẵn sàng bán đi những đồng tiền không hiệu quả, đầu tư lỗ cho dù chúng ta có yêu mến nó như thế nào.
Đó chính là tư duy của một nhà giao dịch chuyên nghiệp (hẳn rồi vì họ là một quỹ đầu tư chuyên nghiệp mà)
Tại sao chúng tôi đầu tư
Cần phải nhắc lại rằng, luận điểm bao quát của công ty là: “Khối chuỗi công nghệ và tiền điện tử là nền móng của một cơ sở hạ tầng tài chính mới, giống như là mạng Internet là nền móng của một cơ sở hạ tầng thông tin mới”. Như vậy, chúng ta chủ yếu tập trung vào các trường hợp (dự án) sử dụng tài chính, giao thức tài chính phi tập trung thông thường và chuỗi khối lớp 1 hỗ trợ chúng. Với hệ sinh thái như vậy, chiến lược đầu tư trọng yếu của chúng ta xoay quanh 4 điểm mấu chốt cơ bản: Đội ngũ (nhóm), Cộng đồng, Giá trị và Phân tích kĩ thuật.
i) Đội ngũ: Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta đầu tư vào đội ngũ đẳng cấp thế giới. Điều này có nghĩa là những nhà sáng lập xuất sắc với những tầm nhìn táo bạo không ngừng phát kiến và năng lực xây dựng đội ngũ triển khai tập trung và lanh lẹ. Trong môi trường blockchain và tiền mã hóa đầy năng động, chìa khóa thành công là tốc độ triển khai dự án: các nhóm tốt nhất thường di chuyển nhanh và tích cực, là phản hồi ngay tắp lự đến những người dùng, kiên định vào sản phẩm, và thường xuyên cập nhật tiến độ theo kế hoạch.
ii) Cộng đồng: Cộng đồng gắn kết chung quanh một dự án tiền điện tử là một trong những sự tín nhiệm chắc chắn làm tăng sức mạnh của đề xuất giá trị và mô hình của dự án. Nói cách khác, các sản phẩm xuất sắc tạo ra sự ủng hộ nhiệt thành, nhất là nếu họ giải quyết một cách rõ ràng các vấn đề tồn đọng của người dùng. Mỗi dự án blockchain/tiền điện tử cần mạng lưới ảnh hưởng để thành công, đánh giá người dùng thông qua nhóm nòng cốt chấp nhận dự án sớm hoặc những nhà lập trình phát triển tiên phong xây dựng trong giao thức của họ.
Khi chúng ta vào những dự án sớm hơn, chúng ta đánh giá chúng để xem những dấu hiệu sớm của sự tăng trưởng- tăng trưởng nhanh hơn thì tốt hơn. Một dấu hiệu nhận biết sớm với giao thức tài chính phi tập trung DeFi là sự khác biệt sức hút thực sự có hệ thống so với sức hút đơn thuần do thanh khoản cung cấp tiền thưởng. Trong một môi trường mở, nhà phát triển nhiêt huyết là đặc biệt quan trọng, nếu cộng đồng nhà phát triển ban đầu tập hợp xung quanh một giao thức – ví dụ như đã từng xung quanh dự án Polkadot- chúng tôi xem xét nó là một dấu hiệu tăng giá vô cùng, dự án có vị trí để thành công.
iii) Giá trị: chúng ta đầu tư vào những tài sản mà giá cả của nó thể hiện không đối xứng giữa phần thưởng/rủi ro, chẳng hạn những tài sản bị định giá thấp khi so với cách định giá cơ bản. Cách đây 2-3 năm, tài chính phi tập trung còn non trẻ và sử dụng còn thấp, có rất ít dữ liệu phân tích giá cả theo cách định giá cơ bản. May thay, sự tăng vọt của tài chính phi tập trung tạo ra sự giàu có và nguồn dữ liệu khác nhau về kiếm tiền, dòng tiền tự do, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số trọng yếu về tài chính khác. Bây giờ nguồn dữ liệu cho phép chúng ta cập nhật hệ thống đánh giá chi tiết liên tục một cách nhất quán, xác định giá tài sản cao hơn hay thấp hơn, và điều chỉnh vị thế của chúng ta cho phù hợp.
Chẳng hạn, ngay khi chúng tôi đưa Compound và Aave vào danh mục đầu tư của mình, chúng tôi định giá cả nhu cầu vay của người dùng và làm thế nào những nền tảng này tạo ra giá trị doanh thu cho người nắm giữ tài sản Token. Aave trông rẻ hơn, vì vậy chúng tôi đưa vào danh mục nhiều hơn vào thời điểm đó (nhưng chúng tôi mua cả hai). Chúng ta có thể đánh giá sàn giao dịch phi tập trung theo cùng một cách này.
iv) Phân tích kĩ thuật: Trong khi phân tích cơ bản đánh giá dựa vào giá trị tài sản nội tại, phân tích kĩ thuật sử dụng dữ liệu của hoạt động giao dịch để dự đoán giá cả thay đổi trong thời gian ngắn hơn trước mắt. Có một số loại dữ liệu kĩ thuật hữu ích trong giai đoạn ngắn đến trung hạn, bao gồm dữ liệu tâm lý thị trường, dữ liệu trên chuỗi, và chỉ tố kĩ thuật truyền thống. Chúng ta tìm kiếm bằng chứng của đà giao dịch chỉ ra rằng giá tài sản sẽ tiếp tục tăng sau khi bứt phá một vài mức cản hoặc đảo chiều đi xuống nếu nó phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng.
Ví dụ, mùa thu năm ngoái chúng tôi mua một vị thế token UNI lớn sau khi thấy khối lượng giao dịch của nó được tăng lên, nhưng giá xuống rất nhiều và rơi ra khỏi dải boinger mức thấp và cả mức hỗ trợ Fibonacci. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời để bắt đầu một vị thế mới. Cũng như thế, chúng tôi bắt đầu một vị thế với token SUSHI ngay khi chúng tôi nhìn thấy sức hút phát triển nhanh chóng và tài sản có dấu hiệu kĩ thuật cực mạnh (nó bắt đầu vượt qua ngưỡng cản trước đó và đang giao dịch trên dải bolinger hỗ trợ phía trên với một MACD xu hướng tăng giá cắt ngang. Khi một dự án tốt có tiêu chí đầu tiên trong ba tiêu chí lớn nhưng không phải bốn, chẳng hạn có phân tích cơ bản vững chắc nhưng phân tích kĩ thuật cho thấy giảm giá – chúng tôi thường theo dõi chúng đợi tín hiệu vào vị thế cho đến chỉ báo kĩ thuật được chứng minh, nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận/ rủi ro.
…Còn tiếp
Bài 2: Lý do bán ra và quản lý rủi ro
Đầu tư vào dự án blockchain, tiền mã hoá, chứng khoán...rất tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao, bạn chỉ nên đầu tư trong phạm vi tài chính cho phép của bạn. Chúng tôi khuyến nghị bạn hãy trang bị kiến thức, tìm hiểu thật kỹ và có tư vấn từ chuyên gia trong lãnh vực bạn có ý định đầu tư.
Để không bỏ lỡ thông tin mới trên Bitcoininus, vui lòng theo dõi kênh Telegram / FB hoặc đăng ký nhận e-mail.